Dự án EFD - Những câu chuyện về sự thay đổi

Thứ hai - 18/04/2022 20:18
Dự án "Hỗ trợ doanh nghiệp vì mục đích phát triển - EFD" được Tổ chức Oxfam triển khai tại Việt Nam từ năm 2014, tính đến nay đã được 8 năm. Chương trình cung cấp các gói đào tạo và bền vững và quản lý doanh nghiệp do 2 đối tác của Oxfam là Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Công đồng (CSIP) và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) triển khai.
du anEFD

du anEFD

Tôi có may mắn được tham gia và pha 2 của chương trình do GreenHub mời làm tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp tiên phong áp dụng Hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) trong quản lý chất lượng sản phẩm ở vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến (2019-2022). Vào một ngày mưa gió lạnh buốt tôi nhận được quà tặng của dự án. Xúc động lật giở từng trang sách, đọc đi đọc lại những câu chuyện về Xây dựng chuỗi giá trị của các Doanh nghiệp. Vinasamex với chuỗi Quế hữu cơ ở xã Đào Thịnh; Con đường đến với hữu cơ nghĩ lớn làm nhỏ của Vipep; Niềm tin mãnh liệt vào con đường đã chọn của Đại Thuận Thiên và Lan tỏa Hệ sinh thái Cam Vinh Kỳ Tiến của cô chủ nhỏ Lê Na... Mỗi câu chuyện là một cung bậc cảm xúc từ những bâng khuâng lựa chọn quyết định canh tác sinh thái, an toàn hay hữu cơ, cuối cùng là sự khác biệt để thay đổi ngoạn mục cho những nỗ lực không mệt mỏi của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Khi dịch bênh Covid hoành hành các doanh nghiệp chao đảo đã có những sáng tạo trong kinh doanh để những ngành nghề cũ có cơ hội phát triển. Tôi rất thích anh Nghĩa - CEO Việt Xanh say sưa hát những giai điệu Nga cũng như cách anh ấy quản lý công ty, gặp Anh là luôn thấy cơ hội tốt trong thách thức. Và bà con dân tộc Cao Bằng xa xôi thoát nghèo từ việc chủ động trồng gia vị hữu cơ với sự đồng hành của công ty DACE. Tôi có duyên đồng hành với Công ty Hagimex trong một dự án của tổ chức Hevertal xây dựng vùng nguyên liệu Quế Hồi hữu cơ ở Lạng Sơn nhưng chưa có duyên để đồng hành với các sản phẩn nông nghiệp. Qua câu chuyện "Nhà máy giữ nông dân trên cánh đồng" mới thấy GĐ Tiến Anh luôn chỉn chu trong công việc và chiến lượng của Công ty.
Vùng Tây Bắc và Đông Bắc có những sản phẩm được coi như mỏ vàng bản địa. Sản phẩm nghệ hữu cơ của Công ty Nông sản Bắc Kạn hay ấm trà Shan Tuyết thương hiêu Shanam của Tafood vẫn khiến chúng ta trăn trở về sự lựa chọn cũng như phương pháp tiếp cận với cộng đồng xây dựng vùng nguyên liệu. Mọi thứ không đơn gian như chúng ta tưởng tượng.
Gia đình tôi dùng 4 cái chiếu Nga Sơn mỗi lần nằm trên giường cái chiếu cói này rất thú vị nó ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè, sử dụng vô cùng tiện ích tôi nhớ đến sự hướng dẫn chu đáo của các bạn bên Việt Trang. Khi mẹ là nghệ nhân con là Doanh nhân đã đưa những sản phẩm thủ công sản xuất từ cói đi khắp nơi trên Thế giới.
Sáng nay trời se se lạnh trong cái rét Nàng Bân tôi lấy chiếc khăn lụa do Hanh Silk phân phối đồ Mục Đồng tặng, chiếc khăn lụa mềm và vô cùng ấm ấp khiến tôi nhớ đến Hạnh - Cô gái lụa xinh tươi đã dũng cảm lựa chọn cách thổi hồn cho làng nghề truyền thống. Và bật cười khi nghĩ đến người phụ nữ có tuổi say đắm với nghề trồng rau hữu cơ loay hoay bên chiếc Smarphone của Công ty Vinh Hà. Đọng lại trong tôi là nụ cười dịu dành của em Hiên - Người nâng giá trị cho gạo Điện Biên và sự tự tin của chị Kim Thúy - Giám đốc công ty Út Mừng.
Cảm ơn các doanh nghiệp nữ đã giúp tôi nhận ra muốn bỏ nghề giáo để kinh doanh không hề đơn giản 🙂 Cảm ơn bà con nông dân ở mỗi vùng quê tôi qua đều khiến trái tim rưng rưng vì xúc động bởi những tình cảm chân thành không toan tính. Biết ơn những nỗ lực không mệt mỏi của CSIP, GreenHub đã kết nối các tư vấn với doanh nghiệp và bà con nông dân. Đặc biệt sẽ nhớ lắm nữ Chủ biên thông minh xinh tươi và tràn đầy nhiệt huyết. Quý nhau là bởi tấm lòng. Thương nhau hàng ngày cầm Cúp lên ngắm và mỉm cười để tự tin bước tiếp trên con đường đã chọn

Nguồn tin: www.facebook.com/tranthithanhbinh154/posts/1848875351968645


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Công ty chủ quản
Chuyển giao diện: Tự động Máy Tính