PGS - NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VIỆT NAM VÀ CHÂU Á

Thứ hai - 28/08/2023 22:27
Trong sự kiện Đại hội hữu cơ Châu Á lần thứ 6 được tổ chức tại Kauswagan, Philippines từ ngày 4 đến 6 tháng 6 năm 2023, hàng loạt các hoạt động bên lề được tổ chức như diễn đàn thanh niên hữu cơ Châu Á, Hội nghị thượng đỉnh ALGOA lần 9 (Chính quyền địa phương Châu Á vì Nông nghiệp hữu cơ), các gian hàng trưng bày sản phẩm hữu cơ của nông dân Philippines từ các quận huyện địa phương, cùng các công nghệ kỹ thuật, những đổi mới được các tổ chức, doanh nghiệp trình diễn.
PGS - NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VIỆT NAM VÀ CHÂU Á

Trong 4 ngày diễn ra Đại hội, với sự tham gia của 245 đoàn đại biểu từ 31 quốc gia, và hơn 1000 đại biểu địa phương đến từ các vùng, tỉnh, huyện có hoạt động nông nghiệp hữu cơ tại Philippines. 74 báo cáo của các nước bao gồm các công trình nghiên cứu và kết quả ứng dụng trong nông nghiệp hữu cơ tập trung vào đất, biến đổi khí hậu, dấu chân cacbon, đa dạng sinh học, nuôi trồng thủy sản…. những đổi mới kỹ thuật trong quản lý bệnh hại và cỏ dại, những bài học kinh nghiệm phát triển nông thôn, tiếp cận thị trường và vận dụng PGS vv…. đã được chia sẻ.

 

Hiệp Hội NNHC Việt Nam bao gồm 5 thành viên đã vinh dự đại diện cho phong trào hữu cơ Việt Nam đến tham gia đại hội và có bài chia sẻ. Đại diện cho PGS Việt Nam, bà Từ Thị Tuyết Nhung đã chia sẻ sự ra đời của PGS, những tiến trình phát triển, sự kiên nhẫn của bà con nông dân, những nỗ lực của chính quyền địa phương và các bên liên quan đồng lòng vận hành PGS, cách mà PGS giám sát chất lượng, đặc biệt nhấn mạnh, việc làm gì để duy trì bộ máy PGS khi không còn dự án hỗ trợ. Điều hành phiên thảo luận chuyên để về PGS là ông Konrad – chuyên gia cao cấp của Naturland – Nguyên chuyên gia đào tạo PGS của IFOAM quốc tế đã đánh giá cao PGS Việt Nam và nhấn mạnh, PGS đang là mô hình điểm tại Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung, ông cũng nhấn mạnh, PGS là hệ thống bảo đảm chất lượng có sự tham gia, các quốc gia, địa phương có văn hóa khác nhau, điều kiện khác nhau cũng không thể áp dụng một cách máy móc. Tuy nhiên dù ở đâu, địa phương nào, 06 yếu tố cốt lõi của PGS không thể quên, đó là phải cùng MỘT TẦM NHÌN CHUNG – có NIỀM TIN – khuyến khích sự THAM GIA – mọi hoạt động cần phải MINH BẠCH – không ngừng HỌC HỎI nhau – NGANG BẰNG không thứ cấp. Một hệ thống PGS vận hành tốt là hệ thống giữ được giá trị bản địa tuy nhiên không bỏ qua những nguyên tắc trên.

 

Bài chia sẻ của bà Từ Thị Tuyết Nhung đã truyền cảm hứng cho các đại biểu, nhận được nhiều sự quan tâm, phỏng vấn từ đại biểu, đồng thời các quốc gia cũng bày tỏ nguyện vọng muốn đến Việt Nam học hỏi thêm về phương thức vận hành PGS hiệu quả và bền vững như Philippines, Indonesia…

 

Tính đến tháng 06 năm 2023, Việt Nam có tổng cộng 17 PGS phân bố tại 13 tỉnh thành, chủ yếu ở miền Bắc. Tất cả các PGS được hình thành bởi dự án của các Tổ chức phi chính phủ. Đa số các đối tác địa phương sẽ phụ trách PGS sau khi dự án kết thúc như: Hội Nông dân các cấp, Hội phụ nữ, các cơ quan nhà nước: Phòng Nông nghiệp, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, Phòng kinh tế địa phương, các công ty, nhà phân phối với mục đích quảng bá sản phẩm hữu cơ. Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đang thực hiện một dự án thống nhất 5 PGS trở thành Liên minh PGS quốc gia.

 

Điều gì đã đem lại sức mạnh cho PGS Việt Nam?

– Có sự tham gia trực tiếp từ người nông dân, người tiêu dùng và các bên liên quan trong quá trình minh bạch thông tin.

– Không chỉ minh bạch thông tin mà còn kết nối nông dân với thị trường.

– Điểm nhấn nhất là thường xuyên giám sát ngẫu nhiên người nông dân cũng như thị trường.

– Trao cơ hội cho nông dân học hỏi, chia sẻ và sửa lỗi.

– Áp dụng mã QR để nông dân chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình và đối với nhà sản xuất.


BĐP PGS Việt Nam - VOAA

Nguồn tin: vietnamorganic.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Nông nghiệp Hữu cơ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây