NHỮNG LƯU Ý KHI TÌM HIỂU VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở VIỆT NAM

Thứ hai - 04/04/2022 21:28
Nông nghiệp hữu cơ đang là một phương pháp canh tác nhận được nhiều sự quan tâm trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Các trang trại cũng như các hộ nông dân sản xuất đã và đang chuyển đổi dần sang sản xuất hữu cơ. Rất nhiều gười quan tâm đã đăng ký tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để có thêm kiến thức về Nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, việc hiểu đúng và thực hành tốt Nông nghiệp hữu cơ vẫn còn nhiều hạn chế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích để bạn đọc và quý bà con hiểu đúng về Nông nghiệp hữu cơ.
NHỮNG LƯU Ý KHI TÌM HIỂU VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở VIỆT NAM
Trong thời gian gần đây có rất nhiều người quan tâm đến Nông nghiệp hữu cơ đăng ký tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để có thêm kiến thức về lĩnh vực này. Một số lưu ý để người học hiểu và tránh những sai lầm khi phát biểu về Nông nghiệp hữu cơ.
1. Phân tích đất và nước khi lựa chọn vùng sản xuất hữu cơ
Đây là quy định bắt buộc trước khi thực hiện sản xuất hữu cơ tại một xứ đồng hay một khu đất có mong muốn sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép một số kim loại nặng trong đất (QCVN 03-MT:2015/BTNMT) đối với Đất nông nghiệp các chỉ số phân tích đất bao gồm các kim loại Arsen (As); Cadimi (Cd); Chì (Pb); Đồng (Cu); Kẽm (Zn) và Crom (Cr). Theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) các chỉ số phân tích nước tưới tiêu bao gồm các kim loại: Thủy Ngân (Hg); Cadimi (Cd) Arsen (As) và Chì (Pb).
Khu vực sản xuất không đưa ra được kết quả phân tích đất và nước điều đó có nghĩa khu vực đó chưa được gọi là hữu cơ.
2. Vùng đệm cách ly
Mỗi khu vực sản xuất phải thiết lập vùng đệm thích hợp để ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm từ bên ngoài vào. Khu vực sản xuất nào chưa có vùng đệm cách ly sẽ không được cấp giấy chứng nhận hữu cơ.
3. Đầu vào trong sản xuất hữu cơ
Người học rất quan tâm đến đầu vào được phép sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ, mong muốn được cung cấp cụ thể những loại phân bón và thuốc sinh học được phép sử dụng. Tuy nhiên, để nắm được các đầu vào được phép hay không được phép sử dụng bắt buộc người học phải nghiên cứu rất kỹ tiêu chuẩn mà Doanh nghiệp/Hợp tác xã/Nhóm sản xuất/Trang trại định áp dụng. Căn cứ vào tiêu chuẩn, tra cứu các loại phân bón và các hoạt chất thuốc BVTV được phép sử dụng.
Phân bón hay thuốc sinh học được pháp sử dụng trong sản xuất hữu cơ phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ và các giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn.
4. Cho đất nghỉ - Bảo vệ sức khỏe của đất
Việc quay vòng đất liên tục đó là sai lầm đáng tiếc trong sản xuất hữu cơ. Cần phải có thời gian cho đất nghỉ. Trồng cây phân xanh là một biện pháp hiệu quả đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng.
5. Quản lý cỏ dại, sâu bệnh hại và sinh vật hại khác
Các biện pháp quản lý cỏ dại hiệu quả bao gồm: Luân canh, xen canh, che phủ đất bằng tàn dư thực vật như cỏ khô, rơm rạ; che phủ nilong, che phủ bằng các loại thực vật như lạc dại. Dấm gỗ được khuyến cáo trong quản lý cỏ dại.
Việc làm "sạch cỏ dại" trong vười là một “sai lầm” đối với những người mới chuyển đổi từ nông nghiệp thông thường sang nông nghiệp hữu cơ.
Trồng luân canh, xen canh cây họ đậu và nhiều loại cây khác nhau trên cùng ruộng, cùng luống để tăng đa dạng sinh học, điều hòa lại cân bằng sinh thái trong khu vực.
Trồng cây dẫn dụ, cây xua đuổi, làm bẫy bả, luân xen canh, sử dụng giống chống chịu để phòng. Sử dụng thuốc sinh học, thảo mộc để quản lý.
Trồng xen canh nhiều loại rau tại khu vực sản xuất hữu cơ - HTX Nông sản hữu cơ Đồng Sương, Lương Sơn, Hòa Bình
 
Hoa hướng dương - Một loại cây dẫn dụ được trồng tại các khu vực sản xuất hữu cơ

6. Thu hoạch và sơ chế
Sản phẩm hữu cơ thu hoạch được sơ chế làm sạch bằng nguồn nước sạch. Không để lẫn tạp với các sản phẩm thông thường. Cho phép mức độ thiệt hại tối đa 10% trên rau ăn lá do không dùng thuốc sâu hóa học.
Việc sử dụng các nguồn nước tại mương, suối để sơ chế rau cũng là những sai lầm mà người học hay mắc phải.
Sản phẩm rau hữu cơ được sơ chế và đóng gói thân thiện với môi trường
7. Cách gọi tên sản phẩm hữu cơ
Sản phẩm được gọi là hữu cơ khi đã được cấp giấy chứng nhận của một tổ chức chứng nhận độc lập và được công bố sản phẩm đó đạt tiêu chuẩn EU, USDA, JAS… hay đạt tiêu chuẩn trong nước theo TCVN 11041-2017; Tiêu chuẩn PGS Việt Nam. Hiện nay một số người hay sử dụng từ “hướng hữu cơ” để giới thiệu về sản phẩm chưa được cấp giấy chứng nhận gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng là sản phẩm đó đã được cấp giấy chứng nhận và là sản phẩm hữu cơ đích thực.
Rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS Việt Nam

Tập huấn TOT cho 20 Học viên là các Giáo viên Trường Cao đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp, các Trường THCS và Cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Cán bộ phòng NN các huyện trong dự án của Tổ chức Seed To Table. Nhóm Học viên điều tra Hệ sinh thái tại vườn rau hữu cơ
Tập huấn TOT cho 20 Học viên là các Giáo viên Trường Cao đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp, các Trường THCS và Cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Cán bộ phòng NN các huyện trong dự án của Tổ chức Seed To Table. Nhóm Học viên điều tra Hệ sinh thái tại vườn rau hữu cơ


 
Bà Mayu Ino - Trưởng đại diện Tổ chức Seed To Table (trái) và bà Trần Thị Thanh Bình (phải) - T.S. NGUT. Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ, Trường Đại học Lâm nghiệp tại mô hình vườn rau hữu cơ do Sinh viên và Thầy Cô Trường Cao đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp trồng và chăm sóc
Bà Mayu Ino - Trưởng đại diện Tổ chức Seed To Table (trái) và bà Trần Thị Thanh Bình (phải) - T.S. NGUT. Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ, Trường Đại học Lâm nghiệp tại mô hình vườn rau hữu cơ do Sinh viên và Thầy Cô Trường Cao đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp trồng và chăm sóc
 

Nguồn tin: Trần Thị Thanh Bình – Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ (COA) – Viện Quản lý đất đai &PTNT, Đại học Lâm Nghiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây