GIỚI THIỆU VỀ CÁC PGS Ở VIỆT NAM

Chủ nhật - 10/04/2022 22:34
PGS Việt Nam được thành lập tháng 12/2008 đây là kết quả của dự án “Phát triển Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam do Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Châu Á Đan Mạch tài trợ, Hội Nông Dân Việt Nam triển khai.
Cac PGS tai vietnam
Cac PGS tai vietnam
1.PGS Việt Nam
PGS Việt Nam được thành lập tháng 12/2008 đây là kết quả của dự án “Phát triển Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam do Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Châu Á Đan Mạch tài trợ, Hội Nông Dân Việt Nam triển khai. Sản phẩm chính là rau củ quả hữu cơ. Các Liên nhóm đang tham gia sản xuất đó là Liên nhóm Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội (52 hộ tham gia với 13 nhóm, diện tích cứng nhận 6,61 ha); Liên nhóm Lương Sơn, Hòa Bình (85 hộ, 17 nhóm diện tích chứng nhận 9,83 ha); Liên nhóm Trác Văn, Duy Tiên, Hà Nam (26 hộ với 3 nhóm sản xuất diện tích chứng nhận 2,1 ha). Như vậy, tính đến 31/12/2021, PGS Việt Nam có 03 Liên nhóm, 07 trang trại tư nhân với 181 hộ nông dân tham gia trên diện tích 26,9 ha. Trong cuộc họp Ban điều phối quí 1 năm 2022 đã thống nhất đưa Liên nhóm Lương Sơn về PGS Hòa Bình.
2. PGS Hội An
Được thành lập năm 2014 do Phòng Kinh tế Hội An kết hợp với Trung tâm Hành động Vì đô thị (ACCD) triển khai ở Xã Thanh Đông, Hội An. Sản phẩm chính là rau củ quả hữu cơ. Đây là PGS được thành lập từ nguồn ngân sách xây dựng Nông thôn mới ở Hội An.
3. PGS Bến Tre
Thành lập năm 2014 đây là kết quả của dự án do tổ chức Seed To Table phối hợp với Sở Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tỉnh Bến Tre thực hiện tại 2 huyện Bình Đại và Ba Tri tỉnh Bến Tre. Sản phẩm được chứng nhận hữu cơ là rau và dừa.
4. PGS Tân Lạc
Thành lập năm 2018. Tiền thân là Liên nhóm hữu cơ Tân Lạc do tổ chức Seed to Table hỗ trợ, trực thuộc PGS Việt Nam. Thông qua dự án của Tổ chức VECO/Rikolto Việt Nam PGS Tân Lạc được thành lập đánh dấu sự phát triển các PGS cấp tỉnh. Sản phẩm chính là Bưởi đỏ, rau của quả, dược liệu.
5. PGS Tuyên Quang
Thành lập năm 2019 đây là kết quả của dự án MOAP do tổ chức ADDA tài trợ, Hiệp hội hữu cơ Việt Nam triển khai. Sản phẩm chủ yếu là cam sành Hàm Yên và Bưởi.
6. PGS Cao Bằng
Thành lập năm 2019 do tổ chức Luzembourg tài trợ, đối tác Chi cục BVTV – Trồng trọt Cao Bằng, sản phẩm chủ lực là rau hữu cơ. Địa điểm triển khai mô hình ở Nà Tẻng, Hồng Việt, Hòa An, Cao Bằng. Hiện tại mô hình hoạt động chưa hiệu quả và đã chuyển sang sản xuất gia vị hữu cơ (ớt) do Công ty DACE thu mua sản phẩm.
7. PGS Kim Bôi – Hòa Bình
Thành lập năm 2019 với sự tài trợ của Tổ chức Bánh mì cho Thế giới, đơi vị triển khai Trung tâm phát triển Phụ nữ và Trẻ em (DWC) đối tác địa phương Hội phụ nữ huyện Kim Bôi. Sản phẩm chủ yếu rau hữu cơ trong đó sản phẩm chủ lực là dưa chuột nếp hữu cơ.
8.PGS Đồng Tháp
Được thành lập năm 2020 đây là kết quả của dự án do tổ chức Seed To Table phối hợp với Sở Nông nghiệp, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp thực hiện tại huyện Thanh Bình, Hồng Ngự, Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời triển khai các hoạt động tại các trường học với mục tiêu giáo dục cho các em Học sinh các kiến thức về Nông nghiệp hữu cơ thông qua việc xây dựng các mô hình rau hữu cơ tại Nhà trường. Sản phẩm được chứng nhận hữu cơ là rau.
9. PGS Phúc Sơn
Thành lập năm 2020, do tổ chức World Vision hỗ trợ Hội phụ nữ triển khai ở Xã Phúc Sơn, Nghĩa Lộ, Yên Bái. Sản xuất lúa Séng Cù hữu cơ, các loại rau, dược liệu.
10. PGS Vân Hồ
Được thành lập năm 2020 là sản phẩm của dự án GREAT và Chương trình Rừng và Trang trại (FFF) triển khai ở Bản Bướt, Chiềng Yên, Vân Hồ, Sơn La. Sản phẩm chủ yếu là gạo Tẻ Râu, các loại rau và dược liệu. Hiện tại Trung tâm phát triển Tây Bắc (TABA) đang hỗ trợ bà con đưa sản phẩm ra thị trường và xây dự Bản Bướt là Bản du lịch kết hợp với sản xuất hữu cơ và bảo tồn các giá trị văn hóa.
11.PGS Lâm thời Huế
Thành lập năm 2021 do tổ chức Luzembourg tài trợ đối tác là Sở Nông nghiệp Thừa Thiên Huế, triển khai ở 3 huyện Phúc Vang, Phúc Lộc, Quảng Điền trên các sản phẩm lúa, rau các loại, đậu phộng ép lấy dầu, dưa hấu hữu cơ. Hiện tại chưa có quyết định thành lập PGS Huế từ cơ quan Nhà nước. Các Liên nhom là đơn vị ra quyết định và ký giấy chứng nhận.
12. PGS Bắc Kạn
Thành lập năm 2021 sản phẩm từ Chương trình Rừng và Trang trại do Hội Nông Dân Việt Nam triển khai. Đối tác địa phương Hội nông dân tỉnh Bắc Kạn đã phát huy rất tốt các nguồn lực để PGS Bắc Kạn phát triển. Các sản phẩm chính là gạo Nếp Tài, Bí thơm, dong riềng, gừng, dược liệu...
13. PGS Hòa Bình
Thành lập năm 2021 sản phẩm từ Chương trình Rừng và Trang trại do Hội Nông Dân Việt Nam triển khai. Đối tác địa phương Hội Nông dân tỉnh hòa Bình. Các sản phẩm chính là Bưởi đỏ, gừng, dược liệu, mật ong, cây ăn quả, nấm...
14. PGS Kế Sách Sóc Trăng
Thành lập năm 2021 do Tổ chức Actionaid Việt Nam triển khai. Các sản phẩm chính là rau hữu cơ.
15. PGS Thạch Thành – Thanh Hóa
Thành lập năm 2021 với sự tài trợ của Tổ chức Bánh mì cho Thế giới, đơn vị triển khai Trung tâm phát triển Phụ nữ và Trẻ em (DWC) đối tác địa phương phòng Nông nghiệp huyện Thạch Thành. Sản phẩm chủ yếu lúa Hạt Cau, rau, dưa lê, Hành, Tỏi, Ớt

Các Doanh Nghiệp tiên phong áp dụng PGS là công cụ quản lý chất lượng sản phẩm
cac doanh nghiep ap dung pgs

Các Doanh nghiệp sử dụng PGS làm công cụ để quản lý chất lượng bao gồm 6 doanh nghiệp được hưởng lợi từ dự án “Hỗ trợ Doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng có sự tham gia (PGS) và truy xuất nguồn gốc” do Oxfam Novib qũy GRSD tài trợ, Tổ chức Hỗ trợ Phát triển xanh (GreenHub) triển khai và nhóm Tư vấn Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ, Viện Quản lý đất đai &PTNT, Đại học Lâm Nghiệp thực hiện hỗ trợ tại các Doanh nghiệp tiên phong đi đầu áp dụng PGS trong quản lý chất lương vùng nguyên liệu.
1.PGS Vinh Hà Phú Xuyên áp dụng trên các loại rau hữu cơ ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
2. PGS DACE – Cao Bằng áp dụng quản lý vùng nguyên liệu cây gia vị gừng, tỏi, ớt, sả, nghệ ở Cao Bằng
3. PGS VINASAMEX áp dụng quản lý vùng nguyên liệu Quế ở Yên Bái và vùng nguyên liệu Hồi ở Lạng Sơn.
4.PGS Nông Sản Bắc Kạn áp dụng quản lý vùng nguyên liệu Nghệ ở Xuân La, Pắc Nậm, Bắc Kạn.
5.PGS Hồ Tiêu Việt (Vipep) áp dụng quản lý vùng nguyên liệu cà phê và hồ tiêu hữu cơ tại huyện Đăk Song, Đắk Nông.
6.PGS Hồng Đài Việt áp dụng quản lý vùng nguyên liệu trồng Diệp Hạ Châu theo tiêu chuẩn GACP- WHO tại Phú Yên.

Như vậy, hiện tại có 21 PGS đang hoạt động trên 15 tỉnh thành với hơn 4.000 hộ dân tham gia. Trong đó các nguồn lực chủ yếu đến từ các Tổ chức phi chính phủ. Chỉ có PGS Hội An và Liên nhóm Trác Văn sử dụng nguồn ngân sách xây dựng Nông thôn mới áp dụng PGS và đến bây giờ các mô hình vẫn tồn tại và phát triển tốt 🙂 🙂
Ngày 11/4/2022
Trần Thị Thanh Bình - Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ (COA), Viện Quản lý đất đai và PTNT (CLaRD), Đại học Lâm Nghiệp (VNUF)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây