MỞ KHÓA HỌC “MÙA ĐÔNG” – “TRỒNG CAM BƯỞI HỮU CƠ”

Thứ năm - 28/11/2019 05:30
Tiếp theo khóa học MÙA THU về trồng rau hữu cơ, đáp ứng mong muốn của nhiều người muốn học về trồng cam bưởi hữu cơ, Trung tâm (COA) thuộc Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam cùng Trung tâm phát triển nguồn lực giám sát có sự tham gia (CDPM) nơi đang vận hành PGS Việt Nam, thuôc Hiệp Hội NNHC Việt Nam sẽ cùng hợp tác đồng tổ chức khóa học trồng cây ăn quả hữu cơ trong tiết đông se lạnh và không khí của mùa giáng sinh đang đến gần
MỞ KHÓA HỌC “MÙA ĐÔNG” – “TRỒNG CAM BƯỞI HỮU CƠ”

Tiếp theo khóa học MÙA THU về trồng rau hữu cơ, đáp ứng mong muốn của nhiều người muốn học về trồng cam bưởi hữu cơ, Trung tâm (COA) thuộc Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam cùng Trung tâm phát triển nguồn lực giám sát có sự tham gia (CDPM) nơi đang vận hành PGS Việt Nam, thuôc Hiệp Hội NNHC Việt Nam sẽ cùng hợp tác đồng tổ chức khóa học trồng cây ăn quả hữu cơ trong tiết đông se lạnh và không khí của mùa giáng sinh đang đến gần

Khóa học này tập trung vào kỹ thuật trồng cam bưởi cho đối tượng là người trực tiếp sản xuất hoặc điều hành sản xuất. Học viên ngoài các kiến thức cơ bản về Nông nghiệp hữu cơ, hiểu về tiêu chuẩn mà mình cần lựa chọn thực hành theo, các kiến thức cơ sở về sinh lý cây trồng, những yêu cầu về dinh dưỡng và điểu kiện sống cần thiết cùng những yếu tố ngoại cảnh, sâu bệnh hại gây tác động bất lợi cho cây trồng sẽ được phân tích và cùng thảo luận giữa học viên và tập huấn viên. Nội dung chi tiết trong 3 ngày sẽ được gửi đến học viên qua email

Thông tin chi tiết của khóa học như sau:

1/ Đơn vị đồng tổ chức: Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ (COA) cùng với Trung tâm phát triển nguồn lực giám sát có sự tham gia cộng đồng (CDPM), thuộc Hiệp Hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Đây là đơn vị đang vận hành mạng lưới PGS hữu cơ Việt Nam.
-Khóa học sẽ giới thiệu những kiến thức cơ bản về NNHC, các nguyên tắc và tiêu chuẩn hữu cơ PGS và TCVN 11041, phương pháp vận dụng vào trồng trọt hữu cơ.
-Học viên sẽ được học cách quan sát và phân tích về Hệ sinh thái một vườn quả để biết cách phân tích tình trạng vườn đưa ra biện pháp xử lý thích hợp
-Các kỹ thuật chăm sóc và BVTV theo nguyên tắc hữu cơ được giới thiệu cùng với các nội dung về chăm sóc đất, phân hữu cơ, phân ủ và nhận biết các đầu vào được phép sử dụng,

2/ Giảng viên: Có chuyên môn về nông nghiệp hữu cơ và kinh nghiệm vận dụng vào sản xuất, sử dụng thành thạo phương pháp cùng tham gia

- Chuyên gia Từ Thị Tuyết Nhung
- TS. Lê Mai Nhất
- NGƯT. TS Trần Thị Thanh Bình

KS. Từ Tuyết Nhung - Phó giám đốc CDPM, 15 năm kinh nghiệm về nông nghiệp hữu cơ, 8 năm trưởng BĐP PGS Việt Nam. Được đào tạo bài bản về NNHC của Quốc Tế (Thụy Điển, Đan Mạch, Thái Lan, ADDA). Từng là cố vấn kỹ thuật của tổ chức ADDA trực tiếp thực hiện dự án phát triển NNHC tại Việt Nam (2005-2012). Chuyên gia tư vấn phát triển NNHC và hệ thống PGS tại 6 nước tiểu vùng sông Mekong (2013-2016) trong khuôn khổ các dự án Quốc Tế (IFOAM-ADB). Giảng viên cao cấp và trực tiếp thực hiện dự án MOAP của VOAA-ADDA với mục tiêu củng cố phát triển NNHC và PGS. Chuyên gia tư vấn các dự án phát triển NNHC khác trên toàn quốc.

TS. Lê Mai Nhất – Trưởng phòng Khoa học và HTQT – Viện Bảo vệ thực vật. Với 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về sâu bệnh trên cây có múi. Có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, có nhiều công trình, bài báo đăng trên tạp chí trong nước và quốc tế liên quan đến quản lý sâu bệnh trên cây ăn quả. Là tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất ớt, quế, hồi, gừng, rau hữu cơ với các dự án của Helvetas; Action Aid; DWC...

NGUT. TS. Trần Thị Thanh Bình - Nhà giáo ưu tú, giảng viên Đại học Lâm Nghiệp, phó ban điều phối PGS Việt Nam. Giảng viên các lớp TOT đào tạo giảng viên nguồn cho dự án phát triển NNHC tại 9 tỉnh Miền Bắc Việt Nam của ADDA từ 2008 - 2012, chuyên gia tư vấn cho các dự án về phát triển nông nghiệp hữu cơ và NN bền vững của các tổ chức phi chính phủ như Oxfam, Helvetas, Action Aid, World Vision, ADDA.

3/Phương pháp đào tạo: - Sử dụng phương pháp cùng tham gia, lấy học viên làm trung tâm kết hợp với quan sát thực hành và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất thực tiễn của nông dân và giảng viên

4/ Thời gian: 06 – 08/12/2019 (3 ngày)
Địa điểm đào tạo: Đại học Lâm nghiệp Việt Nam; Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội
Học phí: 2.990.000 VNĐ, bao gồm chi phí đào tạo lý thuyết và thực địa, vật liệu học tập, di chuyển từ điểm đào tạo đến nơi thực địa, ăn nhẹ và đồ uống giữa giờ.
*** Học viên tự túc chi phí ăn sáng, trưa, tối; chỗ ở, đi lại đến địa điểm đào tạo.
Sau khoá học, học viên sẽ nhận được:
-Bộ tài liệu về tiêu chuẩn PGS và kĩ thuật nông nghiệp hữu cơ bản giấy
-Chứng chỉ tham gia đào tạo, cấp bởi CDPM; COA
-Tham gia vào cộng đồng học viên của CDPM; COA nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực hành và nhận hỗ trợ tư vấn từ giảng viên.

Mọi chi tiết xin liên hệ:
Ms.Thảo số ĐT: 0982.829.385/0383.527.960. Fb: Xuân Thị Thu Thảo
Ms: Huệ số ĐT: 0984411517. Fb: Hue Minh
Email: coa.vnuf@ gmail.com
Website: http://coa.org.vn

Học viên muốn tham gia xin đăng ký theo link dưới đây
https://docs.google.com/…/1FAIpQLScFgRjVOf_jGlutF…/viewform…

Chúng tôi sẽ gửi thông báo trực tiếp qua email những bạn được đưa vào danh sách tham gia học cùng các nội dung, lịch học và các thông tin khác.
Hạn chót đăng ký: 17 giờ ngày 4/12/019

Trân trọng thông báo
Từ Thị Tuyết Nhung – P.Giám đốc CDPM -Trưởng BĐP PGS – Việt Nam
Trần Thị Thanh Bình – Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ - VNU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây